Online support

Nguyên nhân và Giải pháp cho sự ăn mòn kim loại

Các thiết bị, máy móc, các kết cấu công trình, các vật liệu kim loại.... Sau một thời gian làm việc, hay bảo quản bị hư hỏng hoặc hoen gỉ. Sự hư hỏng đó do nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân cơ học

- Các bánh răng, ổ trượt, trục quay, con lăn... Sau một thời gian làm việc thì bị hư hỏng đến mức không thể làm việc được nữa, kích thước của các chi tiết bị thay đổi vì bị mài mòn do tác dụng của lực ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc: kim loại bị phá huỷ do tác dụng của lực cơ học.

Nguyên nhân hóa học

- Các cửa lò, ghi lò đốt, ống lửa trong nồi hơi... sau một thời gian làm việc bị han gỉ và hư hỏng. Sự phá huỷ các chi tiết này do tạo thành lớp oxit kim loại làm giảm các kích thước kết cấu của nó. Vì vậy sự phá huỷ kim loại trong trường hợp này là do tác dụng hoá học giữa oxy và không khí xảy ra ở nhiệt độ cao.

- Các thùng chứa Axit, các ống dẫn nước muối bằng kim loại, các chi tiết, vật liệu kim loại để trong không khí... sau một thời gian sử dụng và bảo quản bị han gỉ. Sự phá huỷ các chi tiết kim loại nói trên ngoài phản ứng hoá học giữa kim loại với các Axít, dung dịch muối còn đồng thời sinh ra dòng điện chuyển động trong kim loại.

- Nếu máy của bạn hoạt động trong môi trường nóng, ẩm ướt, sẽ có nồng độ hơi nước cao hơn trong không khí cùng với mức nhiệt độ cao. Độ ẩm tăng lên này sẽ đẩy nhanh quá trình ăn mòn, do đó bạn sẽ cần phải theo dõi các điều kiện, đặc biệt là khi các mùa thay đổi và tiến hành kiểm tra để xác minh rằng chất ức chế rỉ của bạn ở trạng thái phù hợp và có thể sử dụng được.

- Với độ cứng của nước, các hóa chất trong nước (ví dụ: clorua, sulfat, nitrat, canxi và magiê) có thể phá vỡ các rào chắn trên bề mặt kim loại của bạn, dẫn đến sự ăn mòn và sự mất ổn định của chất lỏng. Trước khi bạn xác định chất ức chế nào là cần thiết trong chất lỏng của bạn.

Ăn mòn điện hóa

Hình ảnh có liên quan

Ăn mòn điện hoá là quá trình ăn mòn mà trong đó có phát sinh ra dòng điện. Vì vậy quá trình ăn mòn kim loại do điện hoá chỉ xảy ra khi kim loại tiếp xúc với môi trường điện ly mà dung môi là nước. Cũng có thể hiểu Ăn mòn điện hoá là sự ăn mòn do phản ứng điện hoá xảy ra ở 2 vùng khác nhau trên bề mặt kim loại. Quá trình ăn mòn điện hoá có phát sinh dòng điện tử chuyển động trong kim loại và dòng các ion chuyển động trong dung dịch điện ly theo một hướng nhất định từ vùng điện cực này đến vùng điện cực khác của kim loại). Tốc độ ăn mòn điện hoá xảy ra khá mãnh liệt so với ăn mòn hoá học. 

Cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn

- Cách li kim loại với môi trường: Dùng những chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại

- Dùng hợp kim chống gỉ: Hợp kim chống gỉ rất đắt nên cách này ít được sử dụng.

Sử dụng chất chống ăn mòn: Sử dụng các chất trơ với môi trường máy móc hoặt động

- Phương pháp địện hóa: áp dụng đối với môi trường hoạt động chứa chất điện li

Tác dụng bảo vệ của dầu chống gỉ kim loại

Dầu chống gỉ có chức năng:

- Bảo vệ các bộ phận cơ khí, các bề mặt kim loại của máy

-Bảo vệ sự hoạt động liên tục cho các bộ phận máy gia công sử dụng thường xuyên.

- Làm giảm sự ăn mòn của kim loại, tạo thành một lớp màng bảo vệ trong một thời gian dài.

back-to-top-SHL Viet Nam