Hỗ trợ trực tuyến
home-SHL Viet Nam

Thông tin/Sự kiện

» Dầu truyền nhiệt và những lưu ý khi sử dụng bạn đã biết?

Dầu truyền nhiệt và những lưu ý khi sử dụng bạn đã biết?

Hiện nay, dầu truyền nhiệt được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như nghiền giấy, gỗ, sản xuất xi măng, sản xuất hoá chất,…đang là một sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp tiêu dùng ưa chuộng với khả năng bảo vệ và duy trì hoạt động của hệ thống truyền nhiệt.

 

1. Dầu truyền nhiệt là gì?

Dầu truyền nhiệt (Heat Transfer Oil)  hay còn có tên gọi khác là Dầu gia nhiệt, Dầu tải nhiệt, Dầu dẫn nhiệt, Dầu bảo ôn,…Là một loại hợp chất được pha chế từ 85% dầu gốc cao cấp và 15% từ hệ thống phụ gia chuyên dụng cho hệ thống truyền tải nhiệt. Dầu có khả năng truyền nhiệt, bền nhiệt cao, chỉ số độ nhớt cao, điểm chớp cháy cao giúp cho hệ thống truyền nhiệt hoặc thiết bị trao đổi nhiệt hoạt động đúng yêu cầu về nhiệt độ cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống.

Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền nhiệt của các nghành công nghiệp như gia công, thực phẩm, nhà máy hóa chất, ngành sản xuất dệt, gỗ, giấy, nhựa, xi măng, nấu nhựa đường và các thiết bị tản nhiệt bằng dầu,…

 

Trong đó, dầu truyền nhiệt đóng vai trò:

  • Làm mát, dầu gia nhiệt, dầu bảo ôn, dầu tải nhiệt.
  • Trong nhiều ứng dụng công nghiệp, hệ thống sưởi được cung cấp gián tiếp bằng cách luân chuyển dầu nóng thông qua bộ trao đổi nhiệt. Cơ chế này góp phần giảm điểm nóng và tăng sự an toàn của quá trình gia nhiệt.
  • Dầu truyền nhiệt giúp loại bỏ tạp chất trong hoạt động xử lý khí tự nhiên.
  • Với việc cung cấp nhiệt độ thích hợp, loại dầu này giúp chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành cacbon và các axit hữu cơ trên bề mặt kim loại.

 

2. Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt

Nên tẩy rửa và làm sạch hoàn toàn hệ thống truyền nhiệt, dù mới hay cũ trước khi đi vào hoạt động. Nếu cần thiết thì phải sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính kiềm. Khi sử dụng các chất tẩy rửa thường được bơm với nước nóng và được bơm liên tục trong hệ thống để loại bỏ cặn bám.

Cần làm kín hệ thống để tránh dầu nóng tiếp xúc với không khí trong bể chứa, nếu không dầu sẽ bị oxy hóa rất nhanh. Muốn vậy thiết bị phải có thùng dầu giãn nở dư đặt ở vị trí thích hợp sao cho dầu trong thùng này có nhiệt độ thấp hơn 55 độ C.

Phải luôn duy trì lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt không phụ thuộc vào chế độ vận hành của thiết bị trao đổi nhiệt. Nên thiết kế một đường ống song song với thiết bị trao đổi nhiệt để dẫn một phần dầu khi không có yêu cầu phải cho toàn bộ dầu đi qua thiết bị trao đổi nhiệt. Điều này giúp đảm bảo duy trì đầy đủ lưu lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt.

Đặc biệt nên thường xuyên xét nghiệm dầu đang sử dụng để kiểm tra độ nhớt, chỉ số axit, điểm chớp cháy và hàm lượng cặn không tan có trong dầu. Nên lấy mẫu trong vòng vài ngày sau khi khởi động hệ thống và sau đó theo định kỳ 6 tháng một lần. Thông thường mức độ thay đổi các đặc tính của mẫu dầu sẽ cho biết liệu có nên tiếp tục sử dụng hay thay mới dầu truyền nhiệt.

back-to-top-SHL Viet Nam